Khi một nhân sự được bổ nhiệm vào vị trí quản lý, chắc chắn họ sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn và đánh giá cấp dưới một cách công bằng, bất kể có phải bạn bè thân thiết hay không.
Điều này thực sự là một thách thức lớn cho những người quản lý mới. Họ sẽ phải học cách chuyển từ vai trò một người bạn trong công việc sang vị trí của một người sếp.
Theo một khảo sát năm 2020 của các giáo sư đại học ở Anh và Australia, hơn 90% những người lần đầu làm quản lý tại 17 quốc gia khác nhau gặp khó khăn với việc đặt ranh giới giữa việc làm sếp và làm bạn. Thậm chí, hơn 70% cho biết họ đã đánh mất tình bạn kể từ khi lên vị trí quản lý.
Vậy làm cách nào để bạn có thể quản lý tốt những đồng nghiệp là bạn bè của mình? Harvard Business Reviewđề xuất 5 ứng xử cần thiết để bạn tìm thấy sự cân bằng trong việc vừa là sếp, vừa là bạn.
Thừa nhận sự chuyển đổi cấp bậc
Những cuộc trò chuyện cởi mở và thẳng thắn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài tại công sở. Bạn và đồng nghiệp cần học cách nói chuyện với nhau khi tình bạn này thay đổi theo thời gian.
Tuy nhiên, hơn 80% những người lần đầu làm quản lý được khảo sát cho biết, họ không đề cập đủ nhiều về vấn đề thăng chức và sự thay đổi về cấp bậc với những người bạn đồng nghiệp, và họ cảm thấy hối tiếc về điều đó.
Nhiều người còn cho rằng không cần thiết phải thừa nhận những thay đổi này. Bất kỳ sự khó xử nào tồn tại giữa họ và bạn bè ở công sở rồi sẽ dần biến mất theo thời gian. Trên thực tế, tình bạn của họ đã phải chịu nhiều ảnh hưởng.
Vì vậy, bạn cần phải đối mặt và thừa nhận rằng mối quan hệ bạn bè giờ đây đã thay đổi. Bạn và đồng nghiệp nên dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe những suy nghĩ, cảm nhận của nhau. Đừng để có bất kỳ sự ngại ngùng, lúng túng nào giữa hai người về sau.
Đồng thời bạn cũng nên bày tỏ sự thấu hiểu khi đứng trên phương diện của người bạn đồng nghiệp giờ đây là cấp dưới. Điều này chứng tỏ bạn coi trọng tình bạn và muốn duy trì mối quan hệ này.
Nhận thức rõ ràng về vai trò mới
Với tư cách là một người quản lý mới, bạn nên hành động phù hợp với trách nhiệm mới của mình.
Theo khảo sát, nhiều nhà quản lý mới nhận thấy việc này khó thực hiện và thường rơi vào “chế độ bạn bè” với các đồng nghiệp thân thiết. Nhiều người thậm chí còn nói chuyện phiếm một cách bất cẩn về những thách thức trong vai trò mới hoặc chia sẻ những thông tin bí mật.
Tuy nhiên, bạn cần thận trọng và không nên thường xuyên tán gẫu thoải mái như khi còn là nhân viên cấp dưới, đặc biệt là về chuyện của những thành viên khác trong nhóm.
Với tư cách là nhà quản lý, nhiệm vụ của bạn là khắc phục xích mích và tìm ra giải pháp để gắn kết các thành viên. Bạn sẽ không muốn đánh mất uy tín và lòng tin từ mọi người chỉ vì sự thiếu chuyên nghiệp khi ở vị trí lãnh đạo.
Nếu bạn cần trút bầu tâm sự, bạn có thể tìm đến một người đồng cấp đáng tin cậy hoặc người cố vấn để chia sẻ. Không nên than vãn chuyện công ty ở nơi công cộng hay trên mạng xã hội.
Bạn cũng có thể tìm đến một người cố vấn nghề nghiệp hoặc bạn bè không có quan hệ gì với công ty và mạng lưới công việc của bạn.
Hãy nhất quán và công bằng
Khi đã làm sếp, bạn cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng, nhất quán với tất cả các thành viên dưới quyền quản lý.
Bạn không nên, hoặc không được thể hiện ra sự yêu thích hay ghét bỏ cụ thể với bất kỳ ai. Nếu bị ai đó phát hiện ra hành vi thiên vị bạn bè của bạn, họ có thể sẽ trở nên khó chịu, thậm chí có thể có những hành vi độc hại sau đó.
Không để cảm xúc chi phối những quyết định quan trọng
Là bạn bè với nhân viên cấp dưới, điều đó không có nghĩa là bạn được quyền bao che những sai sót của họ.
Bạn cũng không được để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng khi cần đưa ra những quyết định liên quan đến họ, từ việc tăng lương, phân công công việc hay thậm chí là sa thải.
Theo các chuyên gia, sa thải nhân viên có lẽ là một trong những quyết định khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt khi ở vị trí người lãnh đạo. Bạn nên học cách chấp nhận đây là một phần không thể tránh khỏi trong công việc. Bạn không thể giữ ai đó lại chỉ vì họ là bạn thân của bạn.
Một cách để đối xử công bằng với mọi người là đưa ra các hệ thống đánh giá công việc chung áp dụng cho tất cả thành viên. Như vậy bạn sẽ đánh giá được chất lượng công việc của mọi người dựa trên dữ liệu khách quan chứ không phải ý kiến cá nhân.
Quản lý những gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên hạn chế việc kết bạn hoặc theo dõi đồng nghiệp trên các mạng xã hội. Những đồng nghiệp là bạn bè có thể vô tình hay cố ý tỏ ra thân thiết quá đà. Điều này có thể khiến các thành viên khác trong nhóm bạn quản lý cảm thấy ganh tị và khó chịu.
Vì vậy, một số người chọn hủy kết bạn với những đồng nghiệp thân thiết khi thăng chức để tạo ranh giới. Những người khác thì chọn kiểm soát chặt chẽ hơn các cài đặt riêng tư để duy trì những kết nối cá nhân tách biệt khỏi mạng lưới công việc của họ.
Dù cho bạn áp dụng chiến lược nào, khi đã ở ngoài văn phòng, không nên chia sẻ bất kỳ vấn đề công việc nào với đồng nghiệp, dù cho có thân thiết đến đâu. Như vậy bạn mới giữ uy tín và giá trị lời nói trong công việc.
Theo Zing
" alt=""/>Trở thành sếp của đồng nghiệpChúng tôi tìm về gia đình chị Tuyền ở thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội. Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ngôi nhà chìm trong không khí ảm đạm, khói hương nghi ngút. Thi thoảng lại có người ra vào thăm hỏi chia buồn cùng gia đình.
Ôm đứa cháu tội nghiệp vào lòng, bà Trịnh Thị Diễn (sinh năm 1960), bà ngoại của Giang tâm sự, chị Tuyền vốn là người có cá tính mạnh mẽ, cương trực, luôn có mong muốn đấu tranh cho lẽ phải. Bởi thế, khi đang học năm thứ 2 trường ĐH Ngoại ngữ, chị quyết định bỏ dở để thi vào Khoa báo chí, ĐH KHXH& Nhân văn Hà Nội, theo con đường làm báo.
![]() |
Chị Tuyền bên con trai |
Biết hoàn cảnh nhà mình khó khăn, bố mẹ đều làm nông, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, là chị gái cả trong nhà nên chị Tuyền luôn nỗ lực phấn đấu học tập.
Sau 4 năm rèn luyện, tốt nghiệp đại học, chị Tuyền thử sức ở nhiều lĩnh vực như tư vấn truyền thông cho doanh nghiệp, cộng tác với các báo. Sau đó, chị làm phóng viên thường trú báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải Phòng.
Công việc ổn định, năm 2009, chị lập gia đình và sau đó sinh được cậu con trai đặt tên là Trần Đặng Trường Giang. Lận đận đường tình duyên, chị thành mẹ đơn thân, hai mẹ con trở về sống cùng ông bà ngoại.
Năm 2016, Đặng Thị Tuyền đầu quân cho báo Pháp luật TP.HCM, thường trú tại Hải Phòng. Đầu năm 2018, chị trở về Hà Nội. Là phóng viên nữ nhưng chị không ngại khó khăn, luôn có mặt ở những điểm nóng để kịp thời phản ánh vụ việc.
Ngoài công việc làm báo, chị Tuyền có một quán cà phê cộng đồng mang tên Ổ Nắng. Ở đó có phòng sách với hơn 1.000 đầu sách mà chị mở ra cho các bạn trẻ đọc miễn phí. Đồng nghiệp đánh giá, chị Tuyền là người tốt, quan tâm đến anh em, bạn bè, hay giúp đỡ người nghèo khó.
Yêu nghề, chị luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Thế nhưng tai họa ập đến khiến gia đình, bạn bè gặp cú sốc lớn. Ngày 11/6, mọi người mất liên lạc với chị, chỉ có thông tin của những người trông thấy chị Tuyền lần cuối ở khu vực Bến đò Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.
![]() |
Đám tang chị diễn ra trong sự đau xót, tiếc thương vô hạn của mọi người |
Từ hôm mất liên lạc, bạn bè, người thân đã mất ăn, mất ngủ, cầu nguyện điều tốt lành đến với chị nhưng phép màu đã không xảy ra. Chiều tối 12/6, thi thể chị Tuyền được tìm thấy trên một bãi bồi nhỏ giữa sông Hồng, cách nơi được cho là mất tích hơn 2 km. Theo thông tin ban đầu, chị Tuyền qua đời do gặp tai nạn đuối nước.
“Cháu nó nhớ mẹ khóc suốt chú ạ. Nhìn cháu ôm tấm ảnh mẹ ngồi khóc mà tôi đau lòng lắm. Bản thân tôi bị ung thư vòm họng, sức khỏe ngày một yếu, ông nhà là thương binh hạng 2/4. Tôi chỉ lo vợ chồng tôi không đủ sức khỏe và thời gian để nuôi nấng, chăm sóc cháu nữa”, bà Diễn nghẹn ngào.
![]() |
Nhớ mẹ, ngày nào Giang cũng ôm ảnh mẹ mà khóc |
Giảng viên Phan Văn Kiền, Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV, bạn đồng môn của Tuyền chia sẻ: "Tuyền là người thẳng thắn và quyết liệt đến cực đoan. Thời đi học, khi không đồng ý với giáo viên luận điểm nào, cô ấy tranh cãi đến cùng để bảo vệ quan điểm của mình. Khi ra trường và đi làm báo, gần như không đối tượng nào mua chuộc được Tuyền để cô thay đổi những kết luận trong quá trình viết bài.
Sự thẳng thắn và quyết liệt ở Tuyền khiến nhiều người không ưa cô. Nhưng những ai hiểu và chơi được với Tuyền thì lại rất quý.
Cũng vì tính thẳng thắn ấy mà cuộc sống riêng của Tuyền gặp nhiều trắc trở. Một mình nuôi con, làm trụ cột của gia đình lớn, Tuyền quay cuồng giữa bộn bề công việc, vừa thực hiện đam mê làm báo, vừa kinh doanh để có đủ thu nhập trang trải cuộc sống.
Bé Trường Giang từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm vì thường xuyên phải xa mẹ. Giờ mẹ bé vĩnh viễn đi xa, chỗ dựa vững chắc nhất cả về tinh thần lẫn vật chất của cậu bé 6 tuổi cũng không còn nữa".
Chỉ còn vài ngày nữa đến dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay vì nhận hoa chúc mừng như những nhà báo khác, xung quanh chị Tuyền giờ chỉ còn những đóa cúc vàng, cúc trắng buồn đến nao lòng. Cảnh nhà túng thiếu, chật chội, di ảnh của chị Tuyền được đặt trên chiếc bàn nhỏ, bên cạnh là một số đồ thờ, một lọ cúc vàng, bát cơm cúng chay cùng chén nước. Thắp cho chị một nén hương, nhìn sang Trường Giang, chúng tôi không khỏi xót xa. Sắp vào lớp 1, không có mẹ ở bên chăm sóc, chở che, ông bà già yếu, tương lai của bé không biết rồi sẽ ra sao…
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Trịnh Thị Diễn, thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội (SĐT: 0163.594.4702). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.135 (bé Trần Đặng Trường Giang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cho đến bây giờ khi ở cái tuổi trung niên, nhiều lúc đi công việc gì, tôi phải hoá thân thành lọ lem, chọn mặc đồ xấu, không trang điểm... vì chỉ cần tôi là tôi thì sẽ gặp rất nhiều phiền toái, thậm chí hỏng việc. Đối tác nam thì bắt đầu chú ý, vợ của họ thì gườm gườm. Trong khi tôi rất đứng đắn, đàng hoàng. Còn về tài năng cũng vậy, họ chẳng thích ai đó đứng cạnh vượt trội hơn họ. thế nên đôi lúc cũng nên biết ẩn mình sẽ có lợi hơn".
Lý giải nguyên nhân nhiều người thường bị ghét, bạn đọc Phi Thiênphân tích: "Tôi nghĩ rằng không phải chúng ta càng giỏi lại càng dễ bị ghét mà chỉ là nhóm đối tượng thích mình và nhóm đối tượng ghét mình thay đổi mà thôi. Nghĩa là, khi bạn kém hay giỏi sẽ luôn tồn tại nhóm người thích bạn và người ghét bạn. Chỉ có điều, khi bạn thay đổi thì hai nhóm người trên cũng thay đổi theo. Những người giống nhau thì hút nhau và những gì khác nhau thì tự xa nhau. Khi chúng ta thay đổi hệ giá trị, niềm tin, nâng cao tri thức, cải thiện bản thân, chúng ta đang bị hút về phía những người tương tự và tự xa dần những người bạn cũ. Nhóm người mới sẽ thấy bạn phù hợp và yêu thích bạn. Ở chiều ngược lại, nhóm người cũ sẽ tự nhiên xa dần bạn và thấy không yêu thích bạn nữa.
Tóm lại, lúc nào cũng có người yêu thích và ghét mình. Đừng quá bận tâm với những người ganh ghét, ghen tỵ, nói xấu mình... những thứ họ cho mà ta không nhận thì họ cũng tự mang về thôi. Nếu ta chính trực, đàng hoàng, quang minh thì tự nhiên miễn dịch với những gì họ phóng tới. Khi chung sống hay làm việc với nhóm này, bạn nên khiêm tốn, hạn chế thể hiện bản thân và bao dung một chút sẽ tốt cho cả mình, cả họ. Thay vào đó, nên dành thời gian và sự quan tâm cho nhóm người xứng đáng hơn, phù hợp hơn và cho mình những điều tích cực hơn".
>> Tôi bị đồng nghiệp nói 'chơi trội' vì hay phản biện sếp
"Khôn chết, dại chết, biết sống. Chúng ta ứng xử phù hợp là hay hơn cả. Trong những cuộc gặp gỡ không cần chứng minh thì hãy hạ thấp mình xuống, hòa đồng cùng tất cả. Còn trong những cuộc gặp gỡ cần chứng tỏ mình thì cần khẳng định đúng khả năng. Ngoài ra, trong mọi tình huống (dù các mối quan hệ hay ngoài đường), hãy học cách lắng nghe nhiều hơn nói. Khi chúng ta lắng nghe tốt, những người khác đều có thiện chí hơn, kể cả giảm đố kỵ hơn. Nếu cần thiết (thủ thuật xã giao), chúng ta có thể hòa mình cho giống đa số vì tâm lý mọi người thích những người giống mình và không chống lại những ai giống mình. Giỏi giang là quà tặng trời phú, chúng ta hãy tự hào lan tỏa ảnh hưởng tích cực và đừng nghĩ có thể làm vừa ý tất cả mọi người",độc giả Tâm lý học nói thêm.
Đồng quan điểm, bạn đọc Mai huong khẳng định:"Tôi thực sự không quan tâm tới người khác nói và nghĩ gì sau lưng mình. Tôi chỉ tập trung vào chính bản thân và năng lực của bản thân mà thôi. Cấp một có bạn cấp một, cấp hai có bạn cấp hai, bây giờ đi làm có bạn cùng trình độ và đẳng cấp để thi thoảng tâm sự, xả nỗi lòng là ổn định và cân bằng về mặt tâm lý. Còn lại nếu không hợp, tôi cũng chỉ coi họ như những người dưng, không liên quan hay vướng bận tới cuộc đời".
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bàitại đây.
Lê Phạmtổng hợp